3 loại hoá chất xử lý nước người nuôi tôm nào cũng phải biết

Nuôi tôm là một trong những ngành đem lại lợi nhuận cũng như cơ hội việc làm tại nước ta. Các kỹ thuật nuôi tôm tiên tiến không ngừng phát triển. Một trong số đó là mô hình nuôi thay nước nhiều. Yêu cầu chính trong mô hình này là nguồn nước được xử lý “sạch” trước khi cấp vào ao vèo và ao nuôi.

Ba loại hóa chất được ứng dụng phổ biến hiện nay: Chlorin, thuốc tím, hoá chất PAC.

Nhằm đưa ra định hướng xử lý đúng và tiệt kiệm chi phí cho người nuôi chúng tôi cung cấp thêm một số thông tin về 3 loại hóa chất này để người nuôi tự đưa ra cách xử lý thích hợp nhất.

P.A.C (Poly amonium chloride)

Đây là loại hóa chất keo tụ, chất trợ lắng trong xử lý nước nuôi trồng thủy sản. Giúp kết lắng các hợp chất keo tụ và các chất lơ lửng, loại bỏ chất hữu cơ, có trong nước.

– P.A.C và thuốc tím thường được sử dụng song song trong quá trình xử lý nước đầu vào của những qui trình nuôi thâm canh hiện nay.

– Hoá chất P.A.C được thay thế phèn nhôm trước đây. Do có ưu điểm không gây ảnh hưởng chất lượng nước và làm giảm pH của nguồn nước.

– P.A.C thường tồn tại 2 dạng: lỏng và dạng bột. Trong nuôi trồng thủy sản thường sử dụng dạng bột bởi do tính tiện lợi của sản phẩm. Các dạng của PAC ở dạng bột thường có màu vàng, vàng chanh, trắng, trắng ngà.

Bột PAC
Bột PAC

Ưu điểm của PAC dùng trong nuôi trồng thủy sản:

– Dễ tan trong nước

– Keo tụ tạo bông và lắng nước hiệu quả

– Không làm giảm pH của nước

– Hoạt động trong ngưỡng pH 6.5-8.5

– Thời gian keo tụ nhanh, dễ lắng tụ xuống đáy

Liều dùng:

– Trong quá trình xử lý nước: từ 3 – 10 ppm. Liều lượng này tùy thuộc vào chất lượng nước và hàm lượng hữu cơ, phù sa lơ lững của tùng vùng và áp dụng linh hoạt dựa trên thực tế

– Có thể làm giảm hàm lượng PAC bằng cách nâng lưu lượng của ao lắng thô để tận dụng thời gian lắng tự nhiên.

– Trong nước giếng ngầm thường có hàm lượng phèn và kim loại nặng cao nhưng hàm lượng vật chất hữu cơ lơ lững là rất thấp nên lượng PAC có thể không cần áp dụng hoặc rất ít

Lưu ý:

– Tính toán nồng độ pha loãng từ 5-10% dung dịch PAC và sử dụng hết trong vòng 4-8 giờ

Chlorine

Tác dụng của chlorine trong nuôi trồng thủy sản

– Trong tự nhiên chlorine tồn tại ở các dạng khác nhau như: Khí Clo (Cl2): 100% Clo; Clorua vôi – Calcihypochlorite (Ca(OCl)2): 65% Clo; Natrihypochlorite (NaOCl) và Clo dioxyt (ClO2). Clorua vôi được sử dụng rất rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản. Đối với nuôi trồng thủy sản, chlorine có tác dụng sau:

– Tẩy trùng ao, hồ, trang thiết bị, dụng cụ…

– Diệt vi khuẩn, vi rút, tảo, sinh vật phù du trong môi trường nước.

– Oxy hóa các vật chất hữu cơ và mầm bệnh ngoại lai trong sản xuất giống.

Cơ chế tác dụng của chlorine

Cơ chế diệt khuẩn, tảo, động vật phù du trong môi trường: chlorine tác động lên tế bào, phá hủy hệ enzyme của vi khuẩn. Khi enzyme tiếp xúc với chlorine thì nguyên tử hydro trong cấu trúc phân tử enzyme bị thay thế bởi chlorine. Vì vậy, cấu trúc phân tử thay đổi, enzyme của vi khuẩn không hoạt động làm tế bào chết và sinh vật chết.

Liều lượng sử dụng

+ Khử trùng thiết bị, bể và dụng cụ: 100 – 200ppm, từ 100 – 200kg cho 1000 m3 nước trong  (30 phút)

+ Khử trùng đáy ao: 50 – 100ppm. Xử lý khi tôm của vụ nuôi trước bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

+ Khử trùng nước ao: 25 – 35ppm trong trường hợp sử dụng trực tiếp trong ao nuôi khi chưa có tôm nhưng khi sau xử lý thuốc tím và trợ keo PAC thì liều dùng chlorin nên áp dụng linh hoạt từ 5-15 ppm (5-15kg/1000m3) tùy theo nguồn nước, mùa vụ và giai đoạn tuổi của tôm.

+ Xử lý bệnh do vi khuẩn: 1 – <3ppm. Không nên áp dụng liều >3ppm vì dễ gây ngộ độc và stress tôm. Rất hạn chế sử dụng phương pháp này trong ao.

+ Cách nhận biết chlorin có hoạt lực tốt và đủ liều là sau khi sử dụng chlorin nước sẽ càng trong hơn. Nếu nước sau xử lý bị đục đỏ thì xem lại quy trình và hàm lượng hữu cơ trong nước.

Thuốc tím (KMnO4)

Thuốc tím thương mại ở dạng tinh thể hoặc bột. Đối với thuốc tím, phải hòa tan trong nước trước khi sử dụng. Điều này nhằm tăng hiệu quả xử lý nước.

Hiện nay thuốc tím được sử dụng rất rộng rãi trong các mô hình nuôi thay nước 2 giai đoạn và 3 giai đoạn.

Thuốc tím dạng bột
Thuốc tím dạng bột

Cơ chế hoạt động của thuốc tím (KMnO4)

– Thuốc tím là một chất oxy hóa mạnh, có thể oxy hóa các chất hữu cơ cũng như vô cơ. Thuốc tím có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm tảo bằng cách oxy hóa trực tiếp lên màng tế bào. Phá hủy các enzyme đặc hiệu điều khiển quá trình trao đổi chất của tế bào.

– Thuốc tím có khả năng kết tủa Sắt và Mangan theo phản ứng:

3Fe2 + KMnO4 + 7H2O => 3Fe(OH)3 + MnO2 + K + 5H

3Mn2 + 2KMnO4 + 2H2O => 5MnO2 + 2K + 4H

– Đây là một hoá chất xử lý nước có khả năng làm trong nước theo nguyên lý cần bằng điện tích. Trong khi các hạt hạt phù sa, keo khoáng mang điện tích âm. Mn mang điện tích dương làm cho keo khoáng trở nên trung tính và lắng tụ.

Liều dùng

– Trên thực tế hiện nay liều dùng thuốc tím cho xử lý nước trong các ao lắng thô thường là 3-5ppm

Trên đây là một số thông tin Vũ Hoàng muốn cung cấp tới quý bạn đọc. Hiện nay Vũ Hoàng có phân phối toàn quốc 3 loại hoá chất nêu trên. Quý khách hàng muốn mua hoá chất vui lòng gọi hotline để được tư vấn.